Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thường được coi là chỉ tiêu tốt nhất để phản ánh tình hình hoạt động của nền kinh tế. Chỉ tiêu thống kê này thường được tính toán ba tháng một lần, được sử dụng để tổng kết giá trị bằng tiền của hoạt động kinh tế dưới hình thức một con số duy nhất.
Nói một cách chính xác hơn, GDP bằng:
- Tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế
- Tổng chi tiêu để mua sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.
GDP là thước đo thành tựu kinh tế, vì nó phản ánh cái mà mọi người quan tâm – đó là thu nhập của họ. Tương tự, nền kinh tế có sản lượng hàng hóa và dịch vụ lớn có thể thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ.
GDP phản ánh cả thu nhập của nền kinh tế và mức chi tiêu để mua sản lượng của nó, bởi vì hai đại lượng này thực ra chỉ là một: đối với nền kinh tế với tư cách một tổng thể, thu nhập phải bằng chi tiêu. Để hiểu tại sao lại như vậy, chúng ta phải tìm hiểu hệ thống hạch toán thu nhập quốc dân – hệ thống hạch toán được sử dụng để tính GDP và nhiều chỉ tiêu thống kê có liên quan.
Bảng số liệu GDP các nước trên thế giới mới nhất
Nội dung
Thu nhập, chi tiêu và vòng chu chuyển
Chúng ta hãy hình dung một nền kinh tế chỉ sản xuất một loại hàng hóa duy nhất, là bánh mỳ từ một đầu vào duy nhất là lao động. Hình bên dưới minh họa tất cả các giao dịch kinh tế xảy ra giữa hộ gia đình và doanh nghiệp trong nền kinh tế này.
Hình này minh họa các luồng chu chuyển giữa doanh nghiệp và hộ gia đình trong nền kinh tế chỉ sản xuất một loại hàng hóa là bánh mỳ bằng một loại đầu vào duy nhất là lao động.
- Nhánh trong biểu thị luồng chu chuyển của bánh mỳ và lao dộng: hộ gia đình bán lao động cho doanh nghiệp và doanh nghiệp bán bánh mỳ mà họ sản xuất cho hộ gia đình.
- Nhánh ngoài biểu thị các luồng tiền tương ứng: hộ gia đình trả tiền mua bánh mỳ cho doanh nghiệp, doanh nghiệp trả tiền lương và lợi nhuận cho hộ gia đình.
Trong nền kinh tế này, GDP vừa là tổng chi tiêu để mua bánh mỳ vừa là tổng thu nhập từ quá trình sàn xuất bánh mỳ.
Nhánh ngoài của hình biểu thị các luồng tiền tương ứng. Hộ gia đình mua bánh mỳ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng một phần doanh thu bán hàng này để trả tiền lương cho công nhân. Phần còn lại là lợi nhuận của chủ doanh nghiệp (bản thân người chủ cũng là bộ phân của khu vực hộ gia đình). Cho nên, luồng chi tiêu để mua bánh mỳ chảy từ hộ gia đình sang doanh nghiệp, còn thu nhập dưới dạng tiền lương và lợi nhuận chảy từ doanh nghiệp sang hộ gia đình.
GDP phản ánh các luồng tiền trong nền kinh tế. Chúng ta có thể tính nó theo hai cách:
- GDP là tổng thu nhập thu được từ quá trình sản xuất bánh mỳ. Nó bằng tổng tiền lương và lợi nhuận – tức vòng chu chuyển tiền ở phân trên của hình vẽ.
- GDP cũng bằng tổng chi tiêu để mua bánh mỳ – phần dưới cùng của vòng chu chuyển tiền tệ.
Như vậy, chúng ta có thể xcem xét luồng tiền chảy từ doanh nghiệp sang hộ gia đình hoặc luồng tiền chuyển từ hộ gia đình sang doanh nghiệp.
Tổng mức chi liêu của nền kinh tế và tổng thu nhập của nó phải bằng nhau, vì mỗi giao dịch có hai mặt mua và bán. Theo nguyên tắc kế toán, chi tiêu của người mua để mua sản phẩm bằng thu nhập của người bán sản phẩm. Bởi vậy, mọi giao dịch ảnh hường tới chi tiêu phải tác động tới thu nhập và mọi giao dịch ảnh hưởng tới thu nhập phải tác đóng tới chi tiêu. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp sản xuất và bán thêm một ổ bánh mỳ cho hộ gia đình, thì rõ ràng giao dịch này làm tăng tổng chi tiêu về bánh mỳ, nhưng nó cũng gây ra tác động như vậy đối với tổng thu nhập. Nếu doanh nghiệp sản xuất thêm một ổ bánh mỳ mà không thuê thêm lao động (tức là quá trình sản xuất trở nên có hiệu quả hơn), lợi nhuận sẽ tăng lên. Nêu doanh nghiệp sản xuất thêm một ổ bánh mỳ bằng cách thuê thêm lao động, tiền lương sữ tăng lên. Trong cả hai trường hợp, chi tiêu và thu nhập đều tăng một lượng như nhau.
Một số quy tắc tính GDP
Trong nền kinh tế được giả định chỉ sản xuất bánh mỳ, chúng ta có thể tính toán GDP đơn giản bàng cách cộng các khoản chi tiêu để mua bánh mỳ lại với nhau. Nhưng vì nền kinh tế rất lớn và phức tạp, cho nên việc cộng tất cả các khoản chi tiêu về tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ lại với nhau không dễ dàng chút nào. Để hiểu đúng khái niệm GDP, chúng ta phải nắm được một số quy tắc chi phối cơ cấu của nó.
Xử lý hàng tồn kho
Giả sử một doanh nghiệp chỉ sản xuất mặt hàng bánh mỳ thuê công nhân để sản xuất thêm bánh mỳ, trả lương cho họ và sau đó không bán được số bánh mỳ sản xuất thêm đó. Giao dịch này tác động tới GDP như thế nào?
Câu trả lời phụ thuộc vào điều gì xảy ra đối với số bánh mỳ không bán được. Nếu bánh mỳ bị hỏng, lợi nhuận sẽ giảm đi một lượng bằng số tiền lương tăng lên – doanh nghiệp đã trả cho công nhân nhiều tiền lương hơn, nhưng không được lợi gì từ việc làm đó. Vì giao dịch này không ảnh hưởng tới thu nhập và chi tiêu, nên nó cũng không làm thay đổi GDP (mặc dù có nhiều tiền hơn được phân phối dưới dạng tiền lương và ít tiền hơn được phân phối dưới hình thức lợi nhuận). Ngược lại, nếu bánh mỳ được cất giữ dưới dạng hàng tồn kho để bán sau, giao dịch này được xử lý theo cách khác. Trong tình huống này, lợi nhuận không giảm và người chủ doanh nghiệp được coi là đã “mua” bánh mỳ để bố sung vào hàng tồn kho của doanh nghiệp. Vì tiền lương cao hơn làm tăng tổng thu nhập và mức tích luỹ hàng tồn kho cao hơn làm tăng tổng chi tiêu, cho nên GDP tăng lên.
Cộng táo và cam với nhau
Chúng ta đã trình bày về GDP với giả định bánh mỳ là mặt hàng duy nhất được sản xuất ra. Song nền kinh tế của chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ khác nhau, như bánh mỳ, thịt bò, ô tô, cắt tóc, v.v… GDP kết hợp giá trị của tất cả các bàng hóa và dịch vụ này lại với nhau thành một chỉ tiêu tổng hợp. Tính đa dạng của sản phẩm trong nền kinh tế làm cho việc tính toán GDP trở nên phức tạp, bởi vì các sản phẩm khác nhau có giá trị khác nhau.
Chẳng hạn, giả sử nền kinh tế sản xuất ra 4 quả táo và 3 quả cam. Vậy phải tính GDP như thế nào? Chúng ta có thể làm một cách đơn giản là cộng táo và cam lại với nhau và kết luận rằng GDP bằng 7 quả. Nhưng kết luận này chỉ có ý nghĩa khi táo và cam có giá trị như nhau, mà điều này lại ít khi xảy ra. (Vấn đề đó còn rõ ràng hơn nếu nền kinh tế sản xuất được 4 quả dưa hấu và 3 chùm nho).
Để tính toán tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ khác nhau, chúng ta sử dụng giá thị trường làm thước đo giá trị. Giá thị trường được sử dụng vì nó phản ánh lại thực tế là mọi người sẵn sàng trả bao nhiêu cho một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ. Cho nên, nêu táo giá 0,5 đô la một quả và cam giá 1 đô la một quả, GDP sẽ bằng:
GDP = (giá táo * lượng táo) + (giá cam * lượng cam)
GDP = (0,5 đô la * 4) + (1 đô la * 3)
GDP = 5 đô la
GDP bằng 5 đô la – hay giá trị của toàn bộ số táo (2 đô la) cộng với giá trị của toàn bộ số cam (3 đô la).
Hàng hóa trung gian và giá trị gia tăng
Nhiều hàng hóa và dịch vụ được sản xuất thông qua nhiều khâu: nguyên liệu được một doanh nghiệp chế biến thành hàng hóa trung gian, sau đó bán cho một doanh nghiệp khác để chế biến thành hàng hóa cuối cùng. Chúng ta phải xử lý những sàn phẩm này như thế nào khi tính toán GDP?
Ví dụ, giả sử một nông trại bán 1 lạng thịt cho hãng McDonald với giá 0,5 đô la, sau đó McDonald bán cho bạn một miếng xúc xích giá 1,50 đô la. GDP có nên bao gồm cả thịt và xúc xích (tổng số bằng 2 đô la) không, hay chí bao gồm xúc xích (1,50 đô la) thôi?
Câu trả lời là GDP chỉ bao gồm giá trị của hàng hóa cuối cùng. Cho nên xúc xích được đưa vào GDP, nhưng thịt thì không: GDP tăng thêm 1,50 đô la, chứ không phải 2 đô la. Nguyên nhân ở đây là giá trị hàng hóa trung gian đã dược đưa vào giá trị hàng hóa cuối cùng. Việc cộng giá trị hàng hóa trung gian vào hàng hóa cuối cùng sẽ gây ra sự tính trùng – nghĩa là, thịt được tính hai lần. Bởi vậy, GDP bằng tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng đa được sản xuất ra.
Có một cách để tính tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng là cộng giá trị gia tăng tại mỗi giai đpạn của quá trình sản xuất lại với nhau. Giá trị gia tăng của một doanh nghiệp bằng giá trị sản lượng của nó trừ đi giá trị hàng hóa trung gian mà nó đã mua. Trong trường hợp xúc xích, giá trị gia tăng của nông dân là 0,50 đô la (giả sử người nông dân không mua hàng hóa trung gian và giá trị gia tăng của McDonald là 1,50 đô la – 0.50 đô la hay 1 đô la). Tổng giá trị gia tăng là 0,50 + 1,00 = 1,50 đô la. Đối với nền kinh tế với tư cách một tổng thể, tổng giá trị gia tăng phải bằng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Do vậy, GDP cũng bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Dịch vụ nhà ở và các giá trị quy đổi khác
Mặc dù khi tính toán GDP, hầu hết hàng hóa và dịch vụ đều được đánh giá theo giá thị trường, nhưng một số hàng hóa và dịch vụ không được mua bán trên thị trường và bởi vậy không có giá thị trường. Nếu GDP bao gồm cả giá trị của những hàng hóa và dịch vụ này, chúng ta phải ước tính giá trị của chúng. Con số ước tính như thế được gọi là giá trị quy đổi.
Một lĩnh vực mà giá trị quy đổi có ý nghĩa quan trọng là nhà ở. Một người thuê một ngôi nhà và trả tiền thuê cho chủ nhà; tiên thuê nhà là bộ phận của GDP, xét cả về phương diện chi tiêu của người đi thuê và thu nhập của chủ nhà. Song nhiều người sống trong ngôi nhà riêng của mình. Mặc dù không trả tiên thuê nhà, nhưng họ cũng được hưởng dịch vụ nhà ở như những người thuê nhà. Để tính dịch vụ nhà ở mà những người có nhà riêng được hưởng, GDP bao gồm cả “tiền thuê” mà người có nhà riêng “trả” cho chính họ. Đương nhiên trong thực tế, người có nhà riêng không trả tiền thuê cho chính mình. Bộ Thương mại ước tính giá thuê nhà trên thị trường với giả định nhà được cho thuê và đưa tiền thuê quy đổi vào GDP. Tiền thuê quy đổi này được đưa vào cả phần chi và phần thu của người có nhà riêng.
Một lĩnh vực khác cũng làm nảy sinh vấn đề quy đổi là việc đánh giá dịch vụ mà chính phủ cung cấp. Ví dụ, công an, lính cứu hỏa và nghị sĩ, cung cấp dịch vụ cho mọi người. Việc tính toán giá trị của các dịch vụ này rất khó khăn, vì chúng không được bán trên thị trường và bởi vậy không có giá thị trường. GDP đưa các dịch vụ này vào bằng cách đánh giá chúng theo chi phí. Như vậy, tiền lương của các công chức này được dùng làm thước đo giá trị sản lượng của họ.
Trong nhiêu tình huống, việc quy đổi được coi là nguyên tắc, nhưng trong thực tế, người ta không áp dụng nhằm tránh phức tạp hóa vấn đề. Vì GDP bao gồm cả tiền thuê quy đổi của những ngôi nhà riêng, nên người ta cũng nghĩ đến tiền thuê quy đổi cho ô tô, máy cắt cỏ, đồ trang sức hoặc những mặt hàng lâu bền khác thuộc sở hữu của hộ gia đình. Song trên thực tế, những dịch vụ này không được đưa vào GDP. Ngoài ra, một số sản phẩm của nền kinh tế được sản xuất và tiêu dùng tại gia đình và không hề xuất hiện trên thị trường. Chẳng hạn, thịt nấu nướng tại nhà giống như thịt được nấu ở một khách sạn, nhưng giá trị tăng thêm của thịt nấu tại gia đình không được tính vào GDP.
Cuối cùng, người ta không áp dụng hình thức quy đổi để tính giá trị hàng hóa và dịch vụ mua bán trong nền kinh tế ngầm. Nền kinh tế ngầm là bộ phận của nền kinh tế mà mọi người giấu chính phủ vì họ muốn trốn thuế hoặc vì hoạt động của họ không hợp pháp. Công nhân trong nước được trả lương “ngoài sổ sách” là một ví dụ. Ví dụ khác là hoạt động buôn lậu ma túy.
Vì số liệu quy đổi để tính GDP chỉ là những con số gần đúng và vì giá trị của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn bị bỏ qua, nên GDP là một chỉ tiêu không hoàn chỉnh về hoạt động của nền kinh tế. Những khiếm khuyết này đặc biệt trở nên nghiêm trọng khi so sánh mức sống giữa các nước. Chẳng hạn, quy mô của nền kinh tế ngầm ở các nước không giống nhau. Nhưng nếu quy mô của những khiếm khuyết này tương đối ổn định theo thời gian, GDP là một chỉ tiêu hữu ích để so sánh hoạt động kinh tế qua các năm.