Hàm sản xuất – mối quan hệ giữa sản xuất hàng hóa và dịch vụ

Sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế (hay GDP) phụ thuộc vào hai yếu tố: lượng đầu vào, còn gọi là các nhân tố sản xuất, và khả năng của nó trong việc chuyển các đầu vào thành sản lượng. Khả năng này được biểu thị bằng hàm sản xuất. Chúng ta sẽ lần lượt bàn về từng yếu tố này.

Các nhân tố sản xuất

Nhân tố sản xuất là những đầu vào được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Hai nhân tố sản xuất quan trọng nhất là lao động và tư bản (vốn). Tư bản là một tập hợp các công cụ mà người công nhân sử dụng: cần cẩu của người công nhân xây dựng, máy tính của người kế toán và chiếc vi tính của tác giả cuốn sách này. Lao động là thời gian con người dùng để làm việc. Chúng ta sử dụng ký hiệu K để chỉ khối lượng tư bản và L để chỉ khối lượng lao động.

‘ Trong bài này, chúng ta coi các nhân tố sản xuất của nền kinh tế là yếu tố cho trước. Nói cách khác, để đơn giản hóa quá trình phân tích, chúng ta giả định có một khối lượng tư bản và lao động cố định.

Chúng ta viết:

K = K
L = L

Dấu gạch ngang trên các biến số hàm ý chúng được cố định ở một mức nào đó. Thực tế, các nhân tố sản xuất thay đổi theo thời gian, nhưng chúng ta sẽ nghiên cứu sau. Song hiện tại, chúng ta giả định khối lượng tư bản và lao động cố định.

Ở đây, chúng ta cũng giả định rằng các nhân tố sản xuất được sử dụng hết – nghĩa là không có sự lãng phí nguồn lực. Mặc dù trong thực tế, một bộ phận lao động bị thất nghiệp và một số tư bản bị bỏ không. Trong bài khác, chúng ta sẽ nghiên cứu những nguyên nhân gây ra thất nghiệp, nhưng hiện tại chúng ta giả định tư bản và lao động được sử dụng hết (toàn dụng).

Hàm sản xuất

Công nghệ sản xuất hiện có quyết định mức sản lượng được sản xuất ra từ một khối lượng tư bản và lao động nhất định. Các nhà sản xuất biểu thị công nghệ hiện có bằng cách sử dụng hàm sản xuất. Hàm này cho biết các nhân tố sản xuất quyết định mức sản lượng được sản xuất ra như thế nào. Nếu ký hiệu Y là sản lượng, chúng ta có thể viết hàm sản xuất như sau:

Y = F (K.L)

Phương trình này nói rằng sản lượng là mót hám của khối lượng tư bản và lao động.

Hàm sản xuất phản ánh công nghệ hiện có. Nghĩa là, công nghệ hiện có ẩn trong cách thức hàm này chuyển tư bản và lao động thành sản lượng. Nếu người nào đó phát minh ra một cách tốt hơn để sản xuất một loại hàng hóa, kết quả là sản lượng cao hơn được sản xuất ra từ khối lượng tư bản và lao động như trước đây. Như vậy, sự thay đổi công nghệ làm biến đổi hàm sản xuất.

Nhiều hàm sản xuất có một đặc trưng được gọi là lợi suất không đổi theo quy mô. Hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô khi sự gia tăng với tỷ lệ phần trăm như nhau của tất cả các nhân tố sản xuất cũng làm cho sản lượng tăng một tỷ lệ phần trâm như thế. Nếu hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô, chúng ta sẽ nhận được thêm 10% sản lượng khi tăng cả tư bản và lao động thêm 10%. Về mặt toán học, một hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô nếu

zY = F (zK, zL)

với tất cả các giá trị dương của z. Phương trình này nói rằng, nếu chúng ta nhân cả khối lượng tư bản và lao động với một lượng z nào đó, sản lượng cũng được nhân với lượng z. Trong mục sau, chúng ta sẽ thấy giả định lợi suất không đổi theo quy mô có ý nghĩa quan trọng đối với phương thức phân phối thu nhập.

Để có một ví dụ về hàm sản xuất, chúng ta hãy xem xét quá trình sản xuất của người sản xuất bánh mỳ. Lò nướng và các thiết bị là tư bản của người sản xuất bánh mỳ, công nhân được thuê để làm bánh là lao động và số ổ bánh mỳ là sản lượng. Hàm sản xuất của người sản xuất cho thấy sổ ổ bánh mỳ được sản xuất phụ thuộc vào khối lượng thiết bị và số lượng công nhân. Thuộc tính lợi suất không đổi theo quy mô cho thấy rằng, khi tăng gấp đôi số lượng thiết bị và công nhân, chúng ta cũng làm tăng gấp đôi số lượng bánh mỳ được sản xuất ra.

Mức cung cố định về hàng hóa và dịch vụ

Bây giờ chúng ta có thể nhận thấy rằng các nhân tố sản xuất và hàm sản xuất cùng tham gia quyết định mức cung về hàng hóa và dịch vụ. Mức cung này đúng bằng sản lượng của nền kinh tê biểu thị dưới dạng toán học, chúng ta viết

Y = F (K,L)
= Y

Sản lượng của nền kinh tế bị cố định tại mọi thời điểm, vì cung về tư bản, lao động và công nghệ để chuyển tư bản và lao động thành hàng hóa và dịch vụ không thay đổi. Theo thời gian, sản lượng thay đổi khi cung và các nhân tố sản xuất thay đổi hoặc khi công nghệ thay đổi. Khối lượng tư bản hoặc lượng lao động càng lớn, sản lượng càng cao. Công nghệ hiện có – được biểu thị bằng hàm sản xuất – càng tốt, sản lượng càng cao.