Các mô hình kinh tế

Tùy theo cách thức giải quyết ba vấn đề kinh tế lớn, người ta phân chia các mô hình kinh tế của xã hội như sau:

Nội dung

Mô hình kinh tế truyền thống

Đây là mô hình kinh tế tự nhiên đã xuất hiện từ thời kỳ công xã nguyên thủy ở đó việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai là hoàn toàn theo tập quán được truyền lại từ trước. Kinh tế kiểu tự cấp, tự túc khác đều là những biểu hiện của mô hình kinh tế tự nhiên. Và ngày nay có những nơi vẫn còn tồn tại mô hình này.

Trong mô hình kinh tế tự nhiên, chỉ có một tác nhân duy nhất đóng hai vai trò: vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng.

Mô hình kinh tế thị trường tự do

Được hình thành và phát triển ở hầu khắp các nước tư bản chủ nghĩa, từng được xem là một phát minh vĩ đại trong tổ chức sản xuất của xã hội loài người.

Trong nền kinh tế này, thị trường tự do quyết định tất cả. Mệnh lệnh cho các chủ thể kinh tế là giá cả trên thị trường. Các quyết định về vấn đề sản xuất cái gì, bao nhiêu, phân phối như thế nào đều được thực hiện thông qua thị trường.

Ví dụ: thị trường ra “mệnh lệnh” để sản xuất quần áo, lương thực, xe máy… với số lượng nhiều hay ít. Cũng chính thị trường ra lệnh cho người sản xuất loại bỏ bớt lao động và thay thế bằng máy móc để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Còn trong lĩnh vực phân phối, thị trường đặt ra nguyên tắc phân phối qua thu nhập bằng tiền và giá cả. Thị trường giải quyết ba vấn đề kinh tế lớn thông qua cơ chế giá cả.

Mô hình kinh tế này phản ánh tác động qua lại giữa các tác nhân kinh tế chủ yếu của thị trường gồm: hộ gia đình (H) và các hãng kinh doanh (F), cùng những lợi ích của họ. Sự tương tác giữa họ tạo nên vòng luân chuyển kinh tế vi mô đơn giản.

Có hai mô hình kinh tế vi mô: Vòng luân chuyển kinh tế của các hãng kinh doanh (F) và hộ gia đình (H).

Hình 1.1 Vòng luân chuyển kinh tế
Vòng luân chuyển kinh tế

Cung trên: Hộ gia đình quyết định tiêu dùng và đó là cơ sở để các hãng quyết định sản xuất. Hộ gia đình là tác nhân quyết định vòng luân chuyển kinh tế vi mô. Hộ gia đình sử dụng thu nhập do bán tư liệu sản xuất (lao động, đất, vốn) để mua hàng hóa và dịch vụ từ các hãng sản xuất ra. Hãng kinh doanh sử dụng thu nhập từ việc bán hàng để mua nguồn dự trữ cho sản xuất.

Cung dưới: Quyết định của hộ gia đình được đáp ứng trên cơ sở kế hoạch sản xuất của hãng kinh doanh phối hợp với các nguồn dự trữ khan hiếm.

Sự vận động cần phải được phối hợp trên cả hai thị trường: thị trường nguồn dự trữ của sản xuất với thị trường hàng hóa và dịch vụ.

Mô hình cung cầu trên thị trường: giải thích mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa khu vực kinh doanh với khu vực tiêu dùng. Hai khu vực tác động lẫn nhau theo nguyên tắc mua – bán trên thị trường. Các quyết định phối hợp trên thị trường sẽ thiết lập giá cả cân bằng và sản lượng cân bằng. Giá cả thị trường là kết quả tác động qua lại giữa cung và cầu.

Vai trò của giá cả: Giá cả là thông tin cần thiết để tiếp nhận các quyết định của chủ thể kinh tế: là thông tin quan trọng để quyết định phân phối nguồn lực khan hiếm; thông qua giá cả có thể xác định thu nhập của chủ sở hữu: tín hiệu giá cả còn định hướng cho người tiêu dùng, các nhà sản xuất hay các chủ thể tầm nhìn, kế hoạch dài hạn để đảm bảo phối hợp tốt nhất các mô hình kinh tế và các quyết định kinh tế.

Mô hình kinh tế chỉ huy

Còn gọi là kinh tế mệnh lệnh (hay kế hoạch hóa tập trung) là tổ chức kinh tế trong đó ba vấn đề lớn của nền kinh tế được giải quyết theo mệnh lệnh từ một trung lâm chi huy.

Mô hình kinh tế này đã từng tồn tại ở Liên Xô củ và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây: đặc trưng của sản xuất là tuân theo chỉ tiêu mệnh lệnh chỉ huy từ một trung tâm. Quyết định về số lượng, phương thức sản xuất, chủng loại sản phẩm, thực hiện việc phân phối sản phẩm cho xã hội thông qua các kế hoạch tập trung và thống nhất từ Chính phủ xuống cơ sở.

Mô hình này có ba tác nhân: Chính phủ, hộ gia đình và các hãng kinh doanh.

Nền kinh tế hỗn hợp và vai trò của các tác nhân kinh tế

Mỗi mô hình kinh tế nêu trên đã từng chiếm vai trò thống trị trong một hay một số xã hội trong một thời kỳ dài. Tuy nhiên, trong các điều kiện hiện đại, hầu hết các nền kinh tế của các quốc gia khác nhau đều mang tính chất hỗn hợp, đó là mô hình kinh tế thị trường tự do và kinh tế chỉ huy kết hợp với vai trò kinh tế của Nhà nước. Do đó, có thể gọi đó là những nền kinh tế hỗn hợp. Nếu kinh tế thị trường được điều tiết bằng “bàn tay vô hình” của thị trường tự do thì nền kinh tế hỗn hợp hiện đại được điều tiết